Guilloché, là tác phẩm được được tạo ra bởi Rose Engine (Một máy tiện hình học đây là thiết bị được cấu tạo từ motor xoay và dao tiện), đây là một một phương pháp khắc cơ học thường được sử dụng trên kim loại, thủy tinh, đất sét, xương hoặc gỗ. Rose Engine được phát triển vào thế kỷ 16, nhưng đã trở nên phổ biến rộng rãi vào đầu thế kỷ 19 khi Abraham-Louis Breguet áp dụng kỹ thuật thủ công này lên mặt số, vỏ và bộ máy đồng hồ của mình; Nhiều người tin rằng Guilloché đạt đến đỉnh cao nhờ những tác phẩm của thợ kim hoàn người Nga cho Sa hoàng Peter Carl Fabergé.
Rose Engine thể hiện vai trò quan trọng của nó trong việc trang trí các đồ vật nghệ thuật bằng kim loại như đồng hồ, đồng hồ đeo tay nhưng cũng được sử dụng rộng rãi trên các vật dụng phổ biến khác, từ đồ trang trí bằng ngà voi đến đồ gốm, đồ tạo tác bằng gỗ, khuôn thủy tinh, in tem, chứng chỉ cổ phiếu và khuôn ép nhựa. Các họa tiết được tạo ra có thể được khắc trực tiếp lên bề mặt của vật thể hoặc bằng cách sử dụng khuôn đúc hoặc phương pháp khác.
Vào cuối thế kỷ 16, thợ tiện Georg Friedel và Jakob Zeller, cả hai đều đến từ Dresden, đã sử dụng Rose Engine để tiện các tác phẩm có độ phức tạp cao. Một trong những bộ sưu tập lớn nhất thuộc loại này nằm tại Cung điện Pitti ở Florence; 27 tác phẩm này được lấy từ Coburg, Đức, bởi những kẻ phá hoại trong cuộc chiến tranh 30 năm (Thirty Years’ War) và vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Vào giữa thế kỷ 17, việc sử dụng máy tiện Rose Engine đã lan rộng khắp Tây Âu và Bergeron đã xuất bản chuyên luận về tiện của mình có tựa đề Manuel du Tourneur, vào năm 1792. Và đây cũng là cuốn chuyên luận duy nhất về phương pháp tiện sử dụng Rose Engines trong suốt 200 năm sau đó.
Từ khoảng năm 1790, các đồ vật được chế tạo Rose Engine đã được lưu hành phổ biến, có thể là do ảnh hưởng của Abraham-Louis Breguet, dẫn đến việc sử dụng rộng rãi basse-taille – một kỹ thuật trạm khắc nông lên bề mặt kim loại thường là vàng hoặc bạc sau đó phủ một lớp men (enamel) thủy tinh lên trên, giúp tạo ra những hiệu ứng ánh sáng đặc sắc cho bề mặt được trạm khắc. Theo George Daniels, đồng hồ của Breguet “đặt ra tiêu chuẩn về độ mỏng, sang trọng, đơn giản, mạnh mẽ và khả năng hiển thị thời gian tốt khiến chúng được săn đón trên khắp châu Âu, bao gồm cả Nga”. Phong cách nổi bật của ông được mô tả trong ví dụ minh họa ở hình bên dưới.
Các nhà sản xuất đồng hồ đương đại vẫn sử dụng thiết kế của Breguet như một tiêu chuẩn xuất sắc. Mặt số bạc đặc trưng của Breguet thường được làm trắng, đánh mờ để làm nổi bật chuyển động của các kim. Những họa tiết Guilloché của Breguet vào thế kỷ 19 đã đặt ra tiêu chuẩn cho những chiếc đồng hồ thời đại này và họa tiết guilloché trên chúng.