Chân kính Jewels – Những điều chưa biết

Chân kính (Jewels) được sử dụng trong đồng hồ để tạo ra bề mặt chịu lực cứng và nhẵn. Chúng lần đầu tiên được sử dụng để giảm thiểu ma sát ở các bộ phận chuyển động nhanh nhất của bộ máy – balance wheel và escapement, sau đó chúng được sử dụng trên các trục để ngăn ngừa mài mòn và kéo dài tuổi thọ của bộ chuyển động .

Chân kính đồng hồ ban đầu là những mảnh đá quý thật, kim cương và Rubi, là những mảnh vụn từ việc cắt đá quý có ít giá trị vì kích thước nhỏ của chúng, ngày nay chúng được thay thế bằng Rubi và sapphire tổng hợp .

Hình ảnh ở đây cho thấy một bộ máy của chiếc đồng hồ đeo tay Borgel năm 1914. Nó có bộ thoát điển hình của Thụy Sĩ nhưng bộ máy này có nhiều hơn 15 chân kính tiêu chuẩn của thời đó. Nguyên nhân là nó đã được trang bị chân kính trên trục các trung tâm nâng số chân kính lên 17 chân kính, thêm vào đó balance wheel và escapement cũng sử dụng chân kính bổ sung thêm hai rubi nữa, tổng cộng 19 Jewels.

Có  một điều ngạc nhiên là những chủ đề về chân kính lại ít được thảo luận trong các sách giáo khoa về chế tạo đồng hồ. Việc làm sạch và thay thế chúng được đề cập rõ ràng trong các tài liệu về bảo dưỡng đồng hồ, nhưng trong các tài liệu dành cho lý thuyết và thiết kế đồng hồ, chẳng hạn như “Science of Clocks and Watches” của AL Rawlings và “Watchmaking” của George Daniels, chúng hầu như không được đề cập đến. Nếu các bạn biết hoặc có tài liệu nào có thông tin về thiết kế, cách sử dụng chân kính trong đồng hồ, độ hoàn thiện, dung sai hoặc loại đá quý nào phù hợp làm chân kính thì hãy chia sẻ cho Nostime nhé.

Lịch sử hình thành

Vào ngày 1 tháng 5 năm 1704 Nicolas Fatio (hay Facio) de Duillier, một người bạn thân của Ngài Isaac Newton, cùng Peter và Jacob Debaufre, những người thợ đồng hồ ở Church Street, Soho, London, đã được cấp bằng sáng chế trong 14 năm về phương pháp chế tạo chân kính. bằng cách đục lỗ xuyên qua các viên Rubi. Vào ngày 11 tháng 12 năm 1704, Tòa án các công ty sản xuất đồng hồ ( Court of the Clockmaker’s Company) được thông báo rằng Fatio và Debaufres đã kiến ​​​​nghị với Hạ viện về một Đạo luật về “việc ứng dụng những loại đá quý phổ thông vào sản xuất chân kính”, kèm theo đó là yêu cầu gia hạn bằng sáng chế của họ. Court of the Clockmaker’s Company đương nhiên phản đối điều này, vì nó sẽ trao cho Fatio và Debaufres vị thế độc quyền sản xuất chân kính sử dụng tất cả các loại vật liệu.

Thời đó việc sản xuất chân kính được các nhà chế tác đồng hồ ở Anh độc quyền và giữ bí mật, một phần so nguồn khai tác Rubi chủ yếu ở Sri Lanka và Myanmar và việc mua bán trao đổi nằm trong tay người Anh. Sau đó khi thương mại tự do mở ra, các nhà sản xuất Thụy Sỹ bắt đầu nhập khẩu lượng lớn nguyên liệu thô từ Anh và sản xuất hàng loạt dẫn đến những ảnh hưởng nặng nề lên ngành sản xuất thủ công của Anh. Sau đó nhận ra tầm quan trọng của chân kính, các công ty của Mĩ cũng được khuyến khích và tham gia sản xuất món hàng béo bở này bắt đầu từ những năm 1940.

Chân kính tự nhiên và nhân tạo

Chân kính được sử dụng trong thế kỷ 19 và những năm đầu thế kỷ 20 đều là đá tự nhiên chủ yếu là sapphire và Ruby. Tuy nhiên, có vẻ như người Thụy Sĩ đã khám phá ra cách chế tạo Ruby nhân tạo vào những năm 1880. Loại đầu tiên xuất hiện là thứ mà ngày nay được gọi là “Ruby Geneva”, chúng được bán trên thị trường vào năm 1886. 

Vào khoảng năm 1890, Auguste Verneuil đã phát minh ra phương pháp chế tạo Ruby tổng hợp hay còn gọi là nhân tạo. Những thứ này được trưng bày tại Hội chợ Thế giới ở Paris vào năm 1900, Verneuil đã không tiết lộ quy trình tạo ra chúng cho đến năm 1902. Đến năm 1913, khi Verneuil qua đời ở tuổi 57, quy trình của ông đã được sử dụng để tạo ra 10 triệu carat Ruby mỗi năm. . . Năm 1916, Jan Czochralski, một nhà hóa học người Ba Lan, đã phát minh ra một quy trình nuôi cấy các tinh thể đơn lẻ nhanh chóng và không tốn kém. Nó tạo ra những tinh thể hoàn hảo, trong suốt đến mức có thể dễ bị nhầm lẫn với những tinh thể thủy tinh. Do đó, các nhà nghiên cứu đá quý hiện đang tìm kiếm các tạp chất để phân biệt hồng ngọc tự nhiên và quy trình Czochralski được sử dụng để sản xuất hồng ngọc dùng trong công nghiệp.

Bao nhiêu chân kính là đủ

Mặc dù việc giảm ma sát và chống mài mòn cực kỳ quan trọng nhưng lại chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng nhiều chân kính sẽ làm đồng hồ chạy chính xác hơn. Điền hình là việc chúng ta ngày nay vẫn sử dụng những bộ máy có 17 hoặc 19 chân kính và chúng vẫn miệt mài chạy chuẩn giờ sau hàng chục,hàng trăm năm nếu được bảo dưỡng tốt. Nhiều người cho rằng việc tăng số lượng chân kính chỉ giúp giảm hao mòn linh kiện và kéo dài chu kỳ bảo dưỡng.

Bạn có ý kiến hay thông tin gì bổ sung cho quan điểm này hãy cùng chia sẻ với Nostimevie nhé!

Chân kính kim cương trên chiếc A. Lange & Söhne Datograph Perpetual Tourbillon
Chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *